Phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn chiều ngày 23/5


Tóm tắt phiên tòa xét xử bà Hứa Thị Phấn chiều ngày 23/5 


Luật sư Thủy hỏi Hoàng Văn Toàn, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín (TrustBank)

Trình bày tại tòa, bị cáo Toàn cho biết, việc giải ngân khoản vay, tiền sẽ được chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của người vay. Sau khi giải ngân thì sẽ kết thúc.

Còn vấn đề sử dụng tài khoản sẽ thuộc nghĩa vụ của người vay. Người vay có thể dùng séc để lấy tiền mặt hoặc viết ủy nhiệm chi để thanh toán cho các đối tác khác.

Theo ông Toàn, khi đoàn thanh tra đến NH Đại Tín thanh tra thì có kiểm tra đến vấn đề cho vay, có mời Phương Trang đến làm việc nhưng họ không đến.
15:52


Luật sư Trương Vĩnh Thủy hỏi ông Đặng Văn Thảo (người ký Kết luận thanh tra và Quyết định xử phạt hành chính số 128 ngày 12/6/2012 đối với TrustBank)



Luật sư Trương Vĩnh Thủy


Trình bày tại tòa, ông Thảo không tham gia đoàn thanh NH Đại Tín mà là người ký quyết định thanh tra và ban hành kết luận.

Luật sư: Thời điểm sau khi thanh tra tại Đại Tín, ông mời các nhóm công ty Phương Trang lên làm việc gì?

Ông Thảo: Tôi không mời mà nghe đoàn thanh tra báo lại là có mời các công ty trong nhóm Phương Trang nhưng nhóm này không lên và không hợp tác.
15:38


Luật sư Lưu Văn Tám hỏi Ngô Kim Huệ, nguyên Phó tổng giám đốc Trustbank

Theo bị cáo Huệ, về những khoản vay mà luật sư đã hỏi bị cáo Toàn và Nam thì bị cáo không biết vì thời điểm này bị cáo không nằm trong Hội đồng Tín dung. Luật sư: Trên thực tế, bị cáo có biết quan hệ vay mượn giữa bà Phấn và công ty Phương Trang, nhóm Phương Trang và một số cá nhân?

Ngô Kim Huệ: Bị cáo chỉ biết anh Luận và anh Quang có mối quan hệ làm ăn với bà bị cáo (bà Hứa Thị Phấn - PV) còn không biết rõ.

Bị cáo chỉ nhớ khoảng năm 2009, 2010 có biết công ty Phương Trang thông qua bà Phấn. Còn việc vay mượn của Phương Trang thì chỉ có bà Phấn biết hoặc có thể là chị Loan biết.

Luật sư: Bị cáo có bao giờ được nghe bà Sáu Phấn nói có cho các cá nhân Phương Trang vay tiền ở Đại Tín?

Ngô Kim Huệ: Có nghe. Bị cáo có hỏi thăm vì giai đoạn đó, anh Quang thường qua lại, anh Luận thì thỉnh thoảng. Bà Phấn nói là họ là bên công ty Phương Trang, đến để vay tiền bà Phấn.

Bị cáo không nằm trong nhóm Phú Mỹ, nhưng có đứng tên trong cổ phần của bà Sáu (bà Hứa Thị Phấn - PV).

Luật sư: Bị cáo cho biết, khoản vay đã có chứng từ 746 tỷ đồng?

Ngô Kim Huệ: Về các chứng từ đó bị cáo không biết là ai trả mà chỉ nghe chị Loan nói là tiền đã có trong tài khoản và bị cáo chỉ ký.

Luật sư Tám hỏi Đại diện NHNN

Trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện NHNN cho biết, trước khi tổ chức tín dụng xem xét cho vay đối với một khách hàng thì tổ chức tín dụng phải thực hiện về quy định pháp luật đối với từng khách hàng.

Nếu các TCTD báo cáo đúng quy định thì các khoản tín dụng của khách hàng đều được cập nhật lên hệ thống tại NHNN.

Luật sư: Muốn trích xuất lại các khoản vay liên quan đến công ty Phương Trang thì có làm được không?

Đại diện NHNN: Vấn đề này phải xem lại vì việc lưu giữ các tài liệu này là có thời gian, còn bao lâu thì tôi không nắm rõ.
15:33


Luật sư Lưu Văn Tám hỏi Trần Sơn Nam (nguyên Tổng giám đốc Trustbank)

Luật sư: Toàn tài sản thế chấp của Phương Trang và nhóm Phương Trang có sẵn để thực hiện khoản vay không?

Trần Sơn Nam: Tôi không chắc chắn nhưng hồ sơ trình lên thì có các tài sản đảm bảo khoản vay. Tình trạng về mặt tài chính của Công ty Phương Trang, tôi không có rõ. Tôi biết tình hình dư nợ của Phương Trang có quan hệ với Ngân hàng TMCP Sài Gòn thông qua hệ thống CIC.

Theo bị cáo Nam, tại thời điểm đó, tài sản thế chấp của nhóm Công ty Phương Trang đã sẵn sàng để cho vay. Theo quy định, đối với doanh nghiệp muốn được vay ở ngân hàng mới thì phải đưa tài sản thế chấp ra khỏi ngân hàng cũ. Phải giải quyết xong công nợ của các khoản trước thì mới lấy tài sản ra.

"Về trách nhiệm của tôi, có những việc thì tôi nghe theo bà Sáu (bà Hứa Thị Phấn - PV), nhưng có những việc tôi chỉ làm theo quy định", bị cáo Nam nói.

Luật sư: Ông có biết các khoản tiền mà bà Phấn sử dụng như thế nào?

Trần Sơn Nam: Không biết

Luật sư: Nhóm Phú Mỹ có những quan hệ tín dụng với NH Đại Tín không?

Trần Sơn Nam: Đối với mối quan hệ của bà sáu Phấn với Công ty Phương Trang, tôi không rõ.

Lúc đầu tôi không biết nhóm Phú Mỹ có vay tiền ngân hàng Đại Tín nhưng sau CQĐT điều tra thì tôi biết.

Luật sư: Vừa rồi tôi có đưa ra 2 văn bản của công ty Phương Trang gửi cho Đại Tín thì ông có nhận được không?

Trần Sơn Nam: Có

Luật sư: Theo trong công văn tôi vừa nêu thì Phương Trang có xác định là Phương Trang có nhận số tiền 4.535 tỷ đồng, nhưng cáo trạng lại xác định là Phương Trang mới thực nhận là hơn 3.900 tỷ đồng thì giữa 2 số liệu này có độ vênh, vậy ông có ý kiến gì vấn đề này?

Trần Sơn Nam: Tôi không rõ.

Ngoài ra, về việc mua bán trái phiếu 2.000 tỷ đồng, ông Nam cho biết Phương Trang đã nhận và trả lãi. Ông không có ý kiến về việc công ty Phương Trang nói rằng không nhận và trả lãi nào cho khoản trái phiếu này.

Luật sư Thủy hỏi Đại diện nhóm Phương Trang

Đại diện nhóm Phương Trang cho biết họ có ký kết 82 hợp đồng tín dụng, 35 tỷ đồng nhận nợ bắt buộc và 2.000 tỷ đồng trái phiếu. Khi giải ngân, bên Phương Trang chỉ nhận tiền mặt tại Ngân hàng Đại Tín hơn 3.900 tỷ đồng. Việc Ngân hàng CB khởi kiện, ông cho rằng dòng tiền cho vay không đúng như thực tế. Ông cũng không hiểu lý do gì mà Ngân hàng CB vẫn tiếp tục khởi kiện khi cơ quan điều tra cho ngừng.

Ông thừa nhận có biết đến văn bản liên quan đến 2.000 tỷ đồng trái phiếu giữa ngân hàng Đại Tín và Công ty Trường Vỹ. Đối với khoản vay 110 tỷ đông của Công ty Thành Đăng (nhóm Công ty Phương Trang), ông cho biết chỉ nhận khoản tiền 90,2 tỷ đồng và nhận khế ước nhận nợ.

Luật sư Trương Vĩnh Thủy cho biết, theo kết luận điều tra xác định, Ngân hàng Đại Tín chi nhánh Sài Gòn đã giải ngân khoản vay 150 tỷ đồng của Công ty TNHH Thành Đăng. Khoản vay này phát sinh tại Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng số và khế ước nhận nợ.

Theo chứng từ, ông Nguyễn Bá Triều (đại diện pháp nhân công ty Thành Đăng) nhận 110 tỷ đồng tiền mặt tại Ngân hàng Đại Tín bằng giấy lãnh tiền mặt và bảng kê chi. Tuy nhiên, Công ty Phương Trang cho biết chỉ được thực nhận 90,2 tỷ đồng và nhận khế ước nhận nợ.

Ông Thủy cho rằng, theo cơ quan điều tra thực chất Công ty Thành Đăng đã nhận đủ số tiền vay. Trong đó có rút tiền mặt 30 tỷ đồng, chuyển cho tài khoản ông Phan Văn Anh Vũ hay còn gọi Vũ 'Nhôm' hơn 30 tỷ đồng tiền mua đất ở Đà Nẵng và 50 tỷ đồng đã chuyển qua cho Công ty Thành Hiếu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chiều nay 4/12, Thủ tướng chính thức chủ trì họp báo về BOT Cai Lậy

Nam thanh niên đâm hàng xóm trước phòng cấp cứu để... trả thù cho mẹ

Bất ngờ với clip cùng tỏa sáng cô gái tỉ đô Trần Uyên Phương gây bão cộng đồng mạng