Tân Hiệp Phát và khát vọng chinh phục toàn cầu


Gia tộc doanh nhân Trần Quí Thanh


Tại cuộc gặp với 14 tập đoàn kinh tế tư nhân cuối tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thành công của khối kinh tế tư nhân so với quá khứ là sự vĩ đại và cho rằng, chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm rất nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân.

Thủ tướng kêu gọi các tập đoàn hãy đưa ra những vấn đề cần tháo gỡ. Từ tiếng nói này, Chính phủ sẽ tạo khung pháp lý, môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân phát triển đúng hướng, để Việt Nam ngày càng có nhiều tập đoàn tư nhân lớn mạnh.

Lắng nghe thông điệp từ người đứng đầu Chính phủ, ông Trần Quí Thanh cảm nhận Thủ tướng đã “bật đèn xanh” cho kinh tế tư nhân được đánh giá một cách công bằng và thấy rõ vai trò trong phát triển đất nước.

Bối cảnh này khác hẳn với hồi ông mới khởi nghiệp, doanh nghiệp tư nhân phải nhận nhiều sự kỳ thị, coi đó là gian thương, là nhà giàu bóc lột, để rồi không mấy ai đứng vững được, ghi tên mình trong khối doanh nghiệp tư nhân tầm vóc và có các thương hiệu được biết đến trên toàn cầu.

Thực tế, thương hiệu của doanh nghiệp là một phần tạo nên thương hiệu của quốc gia. Trên thế giới, nói đến Coca-Cola là người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ. Nói đến Sony là nghĩ đến Nhật Bản. Nói đến Samsung thì liên tưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc…

Nền kinh tế Việt Nam có đặc trưng lịch sử khác các nền kinh tế khác, nên chưa có những thương hiệu đủ mạnh, xác lập vị trí vững chắc trên trường quốc tế. Tuy nhiên, khát vọng, những hạt giống để tạo nên một tương lai như thế có thể thấy rõ trong tâm thế của một gia tộc doanh nhân.


Khát vọng chinh phục toàn cầu của doanh nghiệp Việt 


Năm 2011, lần đầu tiên tại Việt Nam, 22 gia tộc có truyền thống kinh doanh đã được ghi nhận, vinh danh “Gia tộc doanh nhân”, gìn giữ “vật báu” dòng tộc, trong đó có gia tộc họ Trần mà người tiếp nối sứ mệnh doanh nhân từ cha mẹ mình là ông Trần Quí Thanh. Đam mê thương trường, mang khát vọng thành công để cống hiến cho xã hội, gia tộc họ Trần được ghi nhận là có những cố gắng vượt bậc, tâm huyết với nghề và nghiệp doanh nhân.

Mùa thu năm 2017, ông tròn 64 tuổi. Khát vọng chinh phục những con sóng đại dương dường như chưa từng ngừng nghỉ khi doanh nhân Trần Quí Thanh chia sẻ, ở Tân Hiệp Phát không có áp lực, chỉ có đam mê và dấn thân với nghề. 23 năm gây dựng Công ty, từ con số 0, Tân Hiệp Phát đã trở thành nơi làm việc của gần 5.000 người lao động, với 4 nhà máy lớn, công nghệ hiện đại, trải dài trên cả nước và sản phẩm đang xuất khẩu đến gần 20 quốc gia trên thế giới.

“Nếu thời khởi nghiệp, 1 năm, Tân Hiệp Phát sản xuất ra khoảng 1 triệu lít sản phẩm thì hiện nay, khối lượng này được sản xuất và tiêu thụ trong nửa ngày”, ông Thanh nói và cho biết, cách để xây nên một doanh nghiệp tầm cỡ như thế là Tân Hiệp Phát đã đặt trọn vẹn tâm mình vào sản phẩm, lắng nghe khách hàng, phục vụ khách hàng tốt nhất, trên nền tảng xây dựng một tổ chức minh bạch, quản trị tiên tiến và cộng hưởng các nguồn lực trong kinh doanh.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chiều nay 4/12, Thủ tướng chính thức chủ trì họp báo về BOT Cai Lậy

Nam thanh niên đâm hàng xóm trước phòng cấp cứu để... trả thù cho mẹ

Bất ngờ với clip cùng tỏa sáng cô gái tỉ đô Trần Uyên Phương gây bão cộng đồng mạng