Những tác hại khôn lường của việc thức khuya
Mất ngủ làm thay đổi hệ vi sinh vật trong cơ thể
Hệ vi sinh vật trong ruột chứa đến hàng nghìn tỷ vi sinh vật sống. Chúng giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể người. Vi khuẩn đường ruột giúp phá vỡ các thành phần khó tiêu hóa cũng như giúp chúng ta lấy được chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào. Những vi khuẩn này cũng giúp cho hệ miễn dịch và hàng loạt chức năng khác trong cơ thể bạn hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, khi bạn ngủ không đủ giấc, tổng sổ lượng vi khuẩn trong ruột vốn có sẽ thay đổi mạnh mẽ. Cụ thể, chỉ cần 2 đêm thiếu ngủ, số số lượng của một số loài vi khuẩn quan trọng đã giảm đến 50%.
Trong khi đó, nhiều bằng chứng đã chứng minh mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật ruột không khỏe mạnh với bệnh viêm ruột, dị ứng, các bệnh thoái hóa thần kinh và các bệnh chuyển hóa bao gồm cả béo phì và tiểu đường.
Các tin tức liên quan khác:
Mẹo chữa ho cho trẻ nhỏ bằng củ trải trắng tại nhàMất ngủ dẫn đến suy giảm hấp thụ insulin
Giảm hấp thụ insulin là nguy cơ tiềm tàng gây ra bệnh tiểu đường. Trong khi đó, Hormone insulin là loại hormone có tác dụng giảm đường huyết do tế bào tuyến tụy tiết ra.
Khi bạn thiếu ngủ, cơ thể sẽ mắc những phản ứng căng thẳng làm suy giảm hấp thụ insulin khoảng 20%. Ngoài ra, mất ngủ còn làm tăng nồng độ noradrenalin vào ban đêm dẫn tới tăng 15 – 30% nồng độ acid béo tự do trong máu.
Người bị khó ngủ thường có thói quen ăn nhiều, dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Mất ngủ gây thèm ăn, tăng nguy cơ béo phì
Người bị khó ngủ thường có thói quen ăn nhiều, dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, những người mất ngủ kéo dài có thể bị tăng cân khoảng 7-12 kg.
Đồng thời, các nhà khoa học còn chỉ ra rằng ngủ không đúng giờ còn làm bạn bị mất cân bằng nội tiết tố và dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét